CĐ Công nghệ hàn
22/01/2016 00:00
CĐ Công nghệ hàn
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH CÔNG NGHỆ HÀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 41 /QĐ-ĐHSPKTV ngày 18 tháng 01 năm 2016
của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh)
Tên ngành đào tạo:
- Tiếng Việt: Công nghệ hàn
- Tiếng Anh: Welding Technology
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Căn cứ vào năng lực đội ngũ, năng lực quản lý điều hành, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh cam kết sau khi kết thúc chương trình đạo tạo Công nghệ hàn trình độ cao đẳng, người học sẽ đạt được:
1. Về kiến thức:                         
-   Kiến thức chung: 
+ Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức khoa học xã hội – nhân văn, giáo dục thể chất và giáo dục Quốc phòng – An ninh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có hiểu biết chung về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và môi trường của Việt Nam và thế giới.
+ Có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên phù hợp chuyên ngành đào tạo để tiếp thu các kiến thức chuyên ngành và tiếp tục học ở các bậc học cao hơn.
+ Có hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản; Sử dụng máy tính cơ bản; Xử lý văn bản cơ bản; Sử dụng bảng tính cơ bản; Sử dụng trình chiếu cơ bản; Sử dụng Internet cơ bản. 
+ Hiểu được các câu và cấu trúc câu tiếng Anh được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin bằng tiếng Anh về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu bằng tiếng Anh.
- Kiến thức chuyên ngành:
+ Có kiến thức về nguyên lý để tính toán, thiết kế các máy, thiết bị ngành cơ khí và các thiết bị thông dụng khác;
+ Có kiến thức về kết cấu hàn, công nghệ hàn, …để tính toán, thiết kế các quy trình công nghệ hàn chế tạo sản phẩm theo từng điều kiện gia công cụ thể;
+ Có kiến thức về dung sai, kỹ thuật đo, vật liệu, kiểm tra chất lượng mối hàn,...để xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm và quản lý quá trình sản xuất;
+ Có kiến thức cơ bản về công tác bảo trì, bảo dưỡng các loại thiết bị hàn, cắt kim loại, đảm bảo hoạt động ổn định của các loại thiết bị.
2. Về kỹ năng:
- Thiết kế các kết cấu hàn trong các thiết bị công nghiệp, như: kết cấu ống áp lực, nhà công nghiệp, kết cấu hàn trong máy công cụ, tàu thủy,… . Sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong quá trình tính toán, thiết kế;
- Vận hành, khai thác thành thạo các thiết bị hàn thông thường và công nghệ cao để chế tạo sản phẩm hàn, như: máy hàn hồ quang tay, máy hàn TIG, máy hàn MIG, máy hàn MAG, máy cắt Plasma,…;
- Lập quy trình công nghệ hàn theo quy mô và từng điều kiện sản xuất cụ thể của các thiết bị công nghiệp, như: kết cấu ống áp lực, nhà công nghiệp, kết cấu hàn trong máy công cụ, tàu thủy,….Lựa chọn thiết bị triển khai, xác định vật tư, thời gian gia công và giá thành sản phẩm;
- Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị hàn thông thường và công nghệ cao, như: máy hàn hồ quang tay, máy hàn TIG, máy hàn MIG, máy hàn MAG, máy cắt Plasma,…;
- Tổ chức, quản lý và chỉ đạo quá trình sản xuất, kinh doanh liên quan đến công nghệ hàn
3. Về thái độ:
- Có ý thức trách nhiệm công dân, yêu nghề, có đạo đức và thái độ nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có khả năng làm việc nhóm;
- Năng động, sáng tạo, biết đúc kết kinh nghiệm trong công việc để nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy;
- Ham học hỏi, tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn phù hợp với ngành đào tạo.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
Làm việc với vai trò cán bộ quản lý, điều hành, hoặc trực tiếp phụ trách công việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, vận hành khai thác, bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật tại các nơi sau:
- Các công ty, các khu công nghiệp lớn như: FORMOSA Vũng áng, Khu Công nghiệp Nghi Sơn, Các khu công nghiệp phía nam,..
- Các bộ, các cục, ban, nghành, sở liên quan đến cơ khí;
- Cán bộ kỹ thuật tại các công ty sản xuất cơ khí;
- Các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề kỹ thuật;
- Các trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở;
- Các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí;
- Đi lao động xuất khẩu ở các nước trong khu vực và trên thế giới (không phải học bổ sung kiến thức).
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
Có nền tảng kiến thức vững chắc để các học viên có thể tiếp tục học liên thông lên Đại học ngành Công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật cơ khí hoặc các ngành kỹ thuật khác.
Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo
- Chương trình của Trường Đại học công nghệ Quốc gia Đài loan (National Taipei University of Technology)
- Chương trình của Trường Đại học Công nghệ và giáo dục Hàn quốc (Korea University of Technology and Education)
- Chương trình của Trường Đại học SPKT Tp. Hồ Chí Minh
- Chương trình của Trường Đại học Bách khoa Hà nội,
- Chương trình của Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh
- Chương trình của Trường Đại học Bách khoa Đà nẵng.
 
  HIỆU TRƯỞNG
(đã ký)
 TS. Hoàng Thị Minh Phương